Kinh nghiệm trong cách nuôi chó Poodle đạt hiệu quả
Nếu bạn đang sở hữu một bé cún Poodle thì nên nhớ, có những giai đoạn chính mà bạn cần đặc biệt chú ý tới sức khỏe cún là khoảng thời gian 2 & 6 tháng tuổi , bên cạnh đó là cả giai đoạn thai sản nữa (đối với những chú chó cái).
Trong đó, giai đoạn 2 tháng tuổi và thai sản chính là thời kỳ chăm sóc khó khăn nhất của Poodle. Và câu hỏi: “Cách chăm sóc Poodle như thế nào để chúng khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất?” luôn được rất nhiều người quan tâm.
Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây Sieupet.com sẽ cung cấp tới bạn một số kiến thức cơ bản trong cách nuôi chó Poodle 2 tháng tuổi và Poodle thai sản khỏe mạnh.
Danh Mục Bài Viết
Chế độ dinh dưỡng cho Poodle 2 tháng tuổi
Với những bé cún Poodle 2 tháng tuổi vừa mới xuất chuồng, người nuôi cần phải đặc biệt chú ý đến điều kiện sống cùng chế độ dinh dưỡng của chúng. Những bé cún 2 tháng tuổi mới bắt đầu cai sữa mẹ và đang trong giai đoạn tập ăn, hệ tiêu hóa của cún còn khá yếu ớt, chưa phát triển toàn diện. Chúng cần sự quan tâm, chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
Thức ăn dành cho cún 2 tháng tuổi thường là:
- Cháo loãng, có thể nấu cùng nước hầm xương hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm mềm.
- Bạn cũng cần bổ sung thêm sữa ấm khoảng 200-300ml một ngày.
- Có thể cho cún ăn các loại rau hoặc hoa quả đã xay nhuyễn để cung cấp Vitamin, chất xơ.
- Tuyệt đối không được cho Poodle ăn các loại cá, các loại xương hoặc các loại hạt cứng như ngô, bí,…

Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle 2 tháng tuổi
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc phối giống và chăm sóc Poodle, Siêu Pet xin gửi tới bạn đọc một số lưu ý khi cho Poodle 2 tháng tuổi ăn:
- Không nên cho cún uống quá nhiều sữa.
- Nước uống cho Poodle phải luôn sạch sẽ, thay nước thường xuyên 3 lần/ngày.
- Bạn nên cho cún ăn đúng giờ, đúng bữa. Mỗi bữa không được cho ăn quá no.
- Vệ sinh bát ăn của Poodle sạch sẽ sau mỗi lần ăn, tránh để ngày này qua ngày khác.
- Khi Poodle bị nôn, bỏ ăn hoặc tiêu chảy thì nên dẫn chúng đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.
Cách tắm cho Poodle 2 tháng tuổi
Trong quá trình chăm sóc thú cưng, không chỉ chế độ ăn mà vấn đề tắm rửa cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cún. Những chú cún Poodle sở hữu bộ lông dày xoăn xù càng cần chăm sóc kỹ lưỡng và tắm rửa thường xuyên. Hãy cùng Siêu Pet theo dõi các bước để tắm cho cún:

Cách tắm cho chó Poodle 2 tháng tuổi
- Bước 1: Chuẩn bị sữa tắm, nước ấm, máy sấy.
- Bước 2: Dùng nước xả hết bụi bẩn trên người của Poodle. Sau đó xoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể, có thể massage cho chú cún nhà bạn.
- Bước 3: Sau khi kì cọ sạch sẽ, làm vệ sinh những chỗ ngóc ngách thì bạn xả sạch sữa tắm bằng nước ấm. Bạn có thể dùng thêm các sản phẩm như dầu xả, dầu dưỡng ẩm để lông cún Poodle thêm óng ả và mượt mà.
- Bước 4: Khi tắm cho cún xong phải lấy khăn khô lau qua người cho chúng. Sau đó, dùng máy sấy để sấy thật khô lông cho Poodle. Trong quá trình sấy bạn có thể dùng luôn lược chuyên dụng để tạo kiểu cho Poodle.
- Bước 5: Có thể cho cún uống thêm một cốc sữa ấm để làm nóng bên trong cơ thể, tránh việc bị cảm lạnh.
Lưu ý: Các bước trên phải thực hiện nhanh chóng, gọn gàng để tránh Poodle bị nhiễm lạnh. Không nên tắm cho cún quá thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Một tuần chỉ nên tắm từ 2-3 lần do Poodle không nghịch ngợm như các giống chó cảnh khác nên nhu cầu tắm không cao.
Bạn có thể tham khảo chi tiết cách tắm cho Poodle qua bài viết: "Cách Tắm Cho Chó Poodle Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất"
Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi
Thời điểm thích hợp nhất để huấn luyện cún là khi chúng vào độ tuổi từ 2-3 tháng tuổi. Với những bé cún Poodle 2 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu dạy chúng những bài huấn luyện cơ bản như: Đi vệ sinh đúng chỗ, bắt tay, ngồi nằm,…
Poodle là giống cảnh khuyển rất thông minh và ham học hỏi. Chính vì thế, việc huấn luyện thực sự không khó, bạn chỉ cần kiên trì một chút là được.

Cách huấn luyện chó Poodle 2 tháng tuổi
Cách huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ
Theo Siêu Pet, bạn cũng nên học cách dạy Poodle đi vệ sinh đúng chỗ để giúp căn nhà luôn sạch sẽ và không tốn công dọn dẹp. Bài huấn luyện đó bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Quy định một chỗ đi vệ sinh cố định dành cho Poodle.
- Bước 2: Nếu cún có biểu hiện đi lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng bế cún vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.
- Bước 3: Phải đợi chúng đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy đến khi đi xong mới được đứng dậy.
Poodle rất thông minh nên việc huấn luyện chúng cực kì đơn giản
Lưu ý: Lặp đi lặp lại các bước này hàng ngày, khoảng 10-15 ngày bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.
Cách dạy chó Poodle ngồi

Cách dạy chó Poodle biết cách ngồi
Để đẩy nhanh quá trình huấn luyện chó Poodle bạn có thể sử dụng mồi huấn luyện cún. Các loại mồi huấn luyện có thể là món ăn cún yêu thích hay những món đồ chơi yêu thích... Ở đây Siêu Pet sẽ lấy mồi huấn luyện chó thức ăn yêu thích của cún cưng
- Bước 1: Khi Poodle đang đứng, bạn để thức ăn yêu thích ngay dưới phía chân chúng.
- Bước 2: Hô to rõ ràng câu lệnh: “Ngồi”, đồng thời dùng tay ấn người Poodle xuống trong tư thế ngồi.
- Bước 3: Nếu cún đã ngồi xuống thì thưởng đồ ăn để kích thích chúng cố gắng ở lần sau.
- Bước 4: Lặp đi lặp lại các bước trên từ 10-15 lần, sau đó cho Poodle nghỉ ngơi. Hôm sau tiếp tục cho cún tập lại bài huấn luyện này.
Bạn có thể áp dụng các bước trên đối với bài huấn luyện Poodle nằm, đứng, chào,...
Để tìm hiểu cách huấn luyện Poodle ngồi 1 cách chi tiết hơn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: "Cách Dạy Chó Poodle Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ – Có Nên Dạy Chó Poodle Đi Bằng 2 Chân?"
Cách nuôi Poodle sinh sản
Chế độ dinh dưỡng cho chó Poodle thai sản
Cún trong quá trình mang thai cần người nuôi quan tâm và chăm sóc kỹ càng. Sau khi phối giống khoảng 15 ngày, Poodle cái sẽ có những biểu hiện như lười ăn, mệt mỏi,… Bạn không cần lo lắng quá nhiều, vì đó chỉ là giai đoạn ốm nghén hết sức bình thường, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của Poodle mẹ.

Chế độ dinh dưỡng của Poodle thai sản cần hợp lý
Vào tháng đầu tiên của thai kì, bạn có thể giữ chế độ dinh dưỡng như lúc trước. Nhưng sang tháng thứ 2- giai đoạn thai kì phát triển mạnh mẽ nhất, bạn cần phải cung cấp cho cún mẹ khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Vitamin, canxi và chất khoáng...
Bạn nên cho Poodle mẹ uống bổ sung thêm Canxi, tránh hiện tượng tụt Canxi dẫn đến co giật. Bạn có thể cung cấp canxi cho cún bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc các loại sữa chuyên dụng dành cho chó.
Để hiểu hơn về cách chăm sóc chó Poodle mang thai thì mời bạn tìm hiểu thêm tại: "Bật Mí Cách Chăm Sóc Chó Poodle Mang Thai Sao Cho Đúng"
Chế độ tập luyện dành cho chó Poodle sinh sản
Với kinh nghiệm nhiều năm mua bán và chăm sóc Poodle, Siêu Pet khẳng định rằng: Trong quá trình thai sản cún mẹ cần được vận động theo chế độ mỗi ngày. Khi được vận động, cún mẹ Poodle sẽ cảm thấy thoải mái khỏe mạnh hơn. Theo đó, bạn có thể dẫn Poodle mẹ đi dạo mỗi ngày để dễ sinh nở, hạn chế không cho chúng chạy nhảy hoặc vận động mạnh.

Chế độ tập luyện dành cho Poodle thai sản
Nếu bạn chỉ chú ý đến chế độ ăn đầy đủ chất nhưng lại không cho Poodle mẹ vận động thì khả năng cao sẽ dẫn tới tình trạng béo phì, nặng nề, khó cho việc sinh nở. Cún Poodle khi ấy không thể tự đẻ tự nhiên được, phải nhờ kĩ thuật công nghệ mổ đẻ can thiệp vào. Điều đó sẽ khiến bạn phải ngừng phối giống cho Poodle trong vòng 2-3 năm sau mổ đẻ.
Những bé cún Poodle vừa sinh xong thì bạn nên cho chúng một chế độ chăm sóc thích hợp: Giữ chúng ở yên trong nhà, hạn chế cho cún cưng vận động mạnh...
Siêu Pet xin gửi tới bạn đọc một số kinh nghiệm nuôi Poodle mẹ để tránh sảy thai hoặc sinh non:
- Không phối giống Poodle đồng huyết hoặc cận huyết.
- Tránh cho cún chạy nhảy hoặc vận động mạnh trong quá trình mang thai.
- Chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống dành cho Poodle mẹ phải đầy đủ và khoa học.
- Môi trường sống của cún không được quá nóng bức, ngột ngạt quá. Phải giữ cho cơ thể của Poodle luôn trong trạng thái mát mẻ, dễ chịu.
- Không nên cho Poodle cái đi phối giống khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn chỉnh (chưa thành thục về giới tính).
Lời kết
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm bắt những thông tin hữu ích trong cách nuôi Poodle và cách chăm sóc cún trong giai đoạn thai sản.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến cách chăm sóc Poodle hay bất kì giống cảnh khuyển nào khác, hãy liên hệ với Sieupet.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và gửi đến bạn câu trả lời nhanh nhất có thể.
Đánh giá 5 * nếu bạn thấy thông tin trên là bổ ích.
x Khách hàng đã mua
- Chị Hiền Linh ở Nha Trang đã mua 1 bé Poodle Trắng
- Chị Hà ở Quảng Nam đã mua 1 bé Poodle Nâu Đỏ về tặng con gái
Poodle
- Nguồn gốc: Pháp, Đức
- Phân loại: Chó săn vịt
- Kiểu lông: Lông dài
- Màu lông: Đen, Trắng, Kem, Vàng cam, Bạc, Xám, Nâu, Đỏ
- Đặc điểm ngoại hình: Lông xoăn
- Cân nặng: 2-4kg
- Tuổi thọ: 12-15 năm
- Tuổi sinh sản: 1-10 tuổi
- Số lượng sinh: 4-6 con/lứa
Bảng giá tham khảo
(Bảng giá tham khảo, giá cụ thể từng bé sẽ phụ thuộc vào: Xuất xứ chó bố mẹ, giấy tờ đi kèm, mức độ xuất sắc...)
x Khách hàng đã mua
- Chị Hiền Linh ở Nha Trang đã mua 1 bé Poodle Trắng
- Chị Hà ở Quảng Nam đã mua 1 bé Poodle Nâu Đỏ về tặng con gái
Bình luận