3 bước huấn luyện Doberman răm rắp nghe lời
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Doberman Pinscher có thể trở thành loài tốt bụng, biết yêu thương và trung thành. Chúng là giống chó thông minh, dễ đào tạo. Nếu bạn gặp một Doberman hung hãn, hiếu chiến thì đó là do chủ của chúng đã không biết cách huấn luyện Doberman đúng cách.
Trong bài viết này, SieuPet.com sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên tắc huấn luyện chó Doberman cũng như cách thực hiện những bài học đơn giản cho chúng.

Huấn luyện chó Doberman từ sớm sẽ giúp chúng trở nên thân thiện và đáng yêu
Trước khi tìm hiểu về cách huấn luyện Doberman, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về loài chó này qua bài viết: “Giới thiệu về chó Doberman – Gai góc nhưng trung thành“.
Danh Mục Bài Viết
Hiểu chắc những nguyên tắc chung khi huấn luyện Doberman
1. Chọn dây dắt phù hợp.
Khi Dobie còn nhỏ, chúng ta có thể không cần hoặc chỉ sử dụng loại dây đeo cổ đơn giản. Nhưng khi chúng lớn lên, bạn sẽ nhận thấy chó Doberman trở nên rất khoẻ. Con cái dễ kiểm soát nhưng những con đực với khuôn ngực vạm vỡ rất khó dắt hay điều khiển như ý.
Nên chọn dây cổ có dạng yếm như yên ngựa. Khi dắt chó đi dạo, hãy đi sát ngay đầu chúng, không nên liên tục kéo căng xích, bạn sẽ chỉ cần nhẹ nhàng kéo dây chỉ huy hành vi của chúng. Điều đó vừa đơn giản lại giúp cho chó thấy thoải mái.
Các chú chó sẽ mất một khoảng thời gian mới quen được với chiếc dây dắt này. Tuy nhiên, nếu buộc đúng cách, bạn sẽ không làm chúng đau. Nên chọn loại dây bằng da mềm tại các cửa hàng bán phụ kiện dành cho chó mèo để chó cảm thấy thoải mái nhất.

Sử dụng dây xích dạng yên ngựa cho Doberman để dễ kiểm soát chúng
Dây dắt là cần thiết nhưng nếu đeo thường xuyên sẽ khiến mối quan hệ giữa chủ và chó bị hạn chế. Do vậy, chỉ nên dùng dây dắt trong trường hợp cần thiết. Muốn Doberman nghe lời, bạn cần áp dụng phương pháp huấn luyện bài bản, khoa học.
2. Tập trung huấn luyện bằng phần thưởng.
Khuyến khích Doberman bằng cách vuốt ve, khen ngợi và cho ăn khi chúng hoàn thành chính xác mệnh lệnh. Hạn chế trừng phạt bằng bạo lực khi chúng làm gì sai trái. Huấn luyện Doberman dựa trên phần thưởng sẽ tạo nên mối liên kết tích cực giữa hành động bạn muốn dạy và việc chúng vâng lời.
Con chó sẽ học được hành động nào đi cùng hiệu lệnh nào và thực hiện đúng các mệnh lệnh để nhận phần thưởng. Đây là phương pháp đào tạo vừa hiệu quả vừa nhân văn.
Ngoài ra, nếu đang băn khoăn nên dùng thức ăn nào để thưởng cho chó. Hãy tham khảo bài viết: “Cách cho Doberman ăn, đánh giá các loại thức ăn cho chó” của chúng tôi.
Lưu ý: Chó Doberman lúc nhỏ rất háu ăn, chúng sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh để được ăn. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và hành vi như chó ăn quá nhiều hoặc tranh giành đồ ăn. Nếu gặp phải tình trạng đó, bạn có thể thử thưởng bằng đồ chơi.

Thưởng khi Doberman nghe lời là cách huấn luyện tốt nhất
Khi cún cưng không nghe lời, bạn cần tìm ra gốc rễ của vấn đề. Nếu biết tại sao chó cưng hành động như vậy, bạn có thể làm dịu bớt vấn đề, từ đó hạn chế các hành vi tiêu cực.
Nếu không thể tìm ra nguyên nhân, hãy loại bỏ mọi thứ gây cám dỗ với một chú chó. Tạm thời cất đi các món đồ chơi và đồ ăn yêu thích, xem chúng phản ứng ra sao, từ đó bạn sẽ tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra các hành vi tiêu cực.
3. Trở thành một người chủ mạnh mẽ
Chó Doberman cần một người chủ với “kỷ luật thép”. Huấn luyện nghiêm khắc là bởi chó có bản tính mạnh, hung hãn, nếu không “rắn” chúng sẽ không vâng lời. Hãy dạy cho Doberman biết rằng bạn là chủ từ khi chúng còn là cún con. Bởi làm chủ của một chú chó to lớn không hề đơn giản. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà đối xử tàn tệ với chúng.
Chó Doberman có thể nhận biết cảm xúc của chủ và phản ứng lại. Khi cún cưng nghe lời, đừng lạm dụng phần thưởng, để chúng cảm nhận được niềm hạnh phúc của chủ nhân và thực hiện mệnh lệnh. Ngược lại khi chó cưng có hành động không đúng, đừng vội vàng quát mắng hay đánh đập, chúng biết rằng bạn đang không hài lòng qua nét mặt.
Nên cương quyết nói “Không” và thể hiện rõ sự không hài lòng nếu chúng không vâng lời. Tuy nhiên chỉ nên biểu hiện sự tức giận qua lời nói, đừng nên “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với cún cưng vì có thể gây tác dụng ngược. Hơn nữa, hành vi đánh đập có thể coi là bạo hành động vật.

Huấn luyện Doberman dứt khoát nhưng không quân phiệt cứng nhắc
Không nên nhìn chằm chằm vào mắt chó, đặc biệt khi chúng tỏ ra hung hăng. Nếu làm vậy, chúng sẽ coi bạn là kẻ thù và có thể vô tình khơi dậy bản năng chiến đấu của chúng.
4. Nhắc lại thường xuyên
Mấu chốt trong việc huấn luyện là sự lặp lại. Nói cho chó cưng biết bạn muốn chúng làm gì và đừng nên ra các mệnh lệnh không rõ ràng hay lẫn lộn.
Dạy chó hoà nhập với xã hội và rèn thói quen sinh hoạt
1. Dạy Doberman phản ứng khi được gọi tên
Đây là bước nền tảng quan trọng trước khi rèn luyện các kỹ năng khác. Hãy gọi cún cưng bằng tên ngay khi nhận nuôi. Mặc dù chó cưng sẽ không hiểu bạn đang gọi nó ngay lập tức nhưng việc lặp lại theo thời gian sẽ giúp chó hiểu bạn đang nói về chúng. Nên chọn một cái tên dễ gọi, dễ nhớ để dễ dạy hơn.
2. Tập cho chó thói quen đi vệ sinh đúng chỗ
Đó là bước cơ bản để bạn không thấy khó chịu khi nuôi chó. Rèn luyện cho chúng thói quen sinh hoạt hơi khác so với huấn luyện chó nghe theo mệnh lệnh.
Bản năng của chó là giữ cho chỗ đi vệ sinh tách biệt với nơi ăn, ngủ. Do vậy, huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ không phải là chỉ cho chó cách đi đến toilet mà là dạy cho chúng hiểu ranh giới đâu là nhà, đâu là nơi đi vệ sinh.

Dạy Doberman đi vệ sinh đúng cách như thế nào?
Chìa khóa thành công để rèn cho chó cách đi vệ sinh là thường xuyên “thực hành”. “Vạn sự khởi đầu nan”, lần đầu tiên huấn luyện bạn có thể gặp “tai nạn”, cún cưng có thể “ị” lung tung vì chưa quen. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng sẽ kiểm soát được và biết nên đi ở đâu.
Nếu thấy chó định đi vệ sinh trong nhà, ngay lập tức bạn cần đưa chúng ra ngoài. Quan trọng nhất là phải đưa chúng ra ngoài ngay lập tức. Chú chó sẽ không biết phải đi vệ sinh đúng chỗ nếu 2 việc trên không xảy ra đồng thời.
3. Dạy Doberman hoà nhập với xã hội càng sớm càng tốt.
Như mọi loài chó, Doberman cần được tiếp xúc, hoà nhập với xã hội ngay từ khi còn nhỏ. Nghĩa là bạn nên dẫn chó đến công viên, cửa hàng cho thú cưng, … để chúng gặp gỡ thêm nhiều người bạn mới. Thường xuyên tiếp xúc với thú nuôi khác, chú chó sẽ hiểu rằng việc gặp gỡ với đồng loại là một phần bình thường và dễ chịu của cuộc sống.

Chó Doberman được hoà nhập sớm sẽ trở nên thân thiện, vui vẻ và hoà đồng
4. Giúp chó trưởng thành quen với người lạ.
Nếu Doberman đã trưởng thành mà chưa biết cách giao tiếp với xã hội, hãy bắt đầu giúp chúng hoà nhập ngay từ bây giờ. Nghĩa là bạn cần dạy chúng quen và thân thiện hơn với người và các động vật khác. Hãy xây dựng lòng tin với con vật. Giúp chúng tin và làm theo các lệnh được huấn luyện.
Khi đã gắn kết với chú chó, bạn có thể bắt đầu dẫn chúng đi dạo ở bên ngoài. Ban đầu nên tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với người lạ và động vật. Hãy giúp chúng thấy rằng những người khác trên thế giới không làm hại đến chúng.
Sau đó, dần dần giới thiệu chú chó với những người mới. Thử nhờ người quen đứng cách chú chó 1 khoảng vừa phải. Không đứng quá gần để tránh việc Doberman hoảng sợ mà tấn công. Báo người trợ giúp nói giọng nhẹ nhàng, thân thiện và cầm theo thức ăn, để nó tiến lại dần dần ăn thức ăn.

Muốn “sửa” tính cho Doberman trưởng thành cần có thời gian
Giới thiệu Doberman với những con chó khác cần nhiều thời gian. Dẫn chúng đến nơi có mùi và dấu tích của con chó khác trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước. Doberman sẽ dần quen với đồng loại và không hung hăng khi gặp trực tiếp.
Huấn luyện Doberman thực hiện những lệnh đơn giản
1. Dạy Doberman nghe lời ngồi xuống
Một tay giữ dây xích, một tay cầm thức ăn phần thưởng. Đứng ngay trước mặt Doberman sao cho chúng có thể ngửi và liếm thức ăn, nhưng không lấy được nó từ bạn. Chú ý chọn loại thức ăn nhỏ dễ nhai, như miếng thịt gà tây cắt hình xúc xích, gan hoặc thịt gà nấu chín.
Đưa ra lệnh ngồi. Nói rõ ràng từ: “Ngồi” (Sit) và nâng cao thức ăn trên đầu mũi của Doberman để khiến đầu chó hướng lên phía trần nhà. Với tư thế hướng đầu lên này, chân sau của Doberman sẽ bị lung lay và bắt đầu gập lại, chúng ngồi để giữ tư thế thăng bằng.

Dạy chó Doberman ngồi xuống theo mệnh
Ngay sau khi mông của chúng chạm đất, hãy cho chó cưng ăn và khen ngợi nhiệt tình: “Chó ngoan! Ngồi xuống!” (Good dog! Good sit!). Tiếp tục thực hành cho đến khi Doberman ngồi khi nghe lệnh và được khen mà không cần đồ ăn.
Thực hành nhiều lần mỗi ngày. Hãy ra lệnh cho Doberman ở bất cứ đâu có thể: trong mỗi phòng trong nhà, trong sân, tại công viên và thậm chí ra lệnh một cách ngẫu nhiên trong khi đi bộ. Điều này dạy cho Dobie tuân theo lệnh tại bất cứ địa điểm cũng như hoàn cảnh nào.
Bạn không thể dạy Doberman “Ở lại” (Stay) cho đến khi chúng thành thục và nghe theo lệnh ngồi. Vì vậy hãy đảm bào đã huấn luyện tốt cho chúng.
2. Dạy Doberman nghe lời ngồi ở lại
Để dạy lệnh “Ở lại”, bạn ra lệnh “Ngồi”. Sau khi chó đã ngồi yên, tiếp tục nói “Ở lại” (Stay) trong khi đứng “toe-to-toe” với Doberman. (Mũi ngón chân cái của mình đối diện mũi chân của Doberman). Sau 5 giây, khen ngợi bằng lời nói và cho ăn. Nếu Doberman đứng dậy trước 5 giây, không thưởng thức ăn và cũng không khiển trách.
Tiếp tục thực hiện lại, ra lệnh “Ngồi. Ở lại” (hoặc “Ngồi yên”) và không đưa thức ăn cho đến khi chó ngồi yên trong 5 giây. Sau khi chúng chịu ngồi đủ 5 giây, hãy đến đứng bên cạnh Doberman trước khi thưởng cho chúng.

Dạy Doberman ngồi nằm yên theo lệnh
Đứng cách xa 3 feet (khoảng 0,9m) ngồi yên trong 30 giây. Sau một tuần dạy chó ngồi yên trong 5 giây, bạn đi ra xa và tăng độ khó lên. Nói “Ngồi”, sau đó nói “Ở lại” đồng thời di chuyển xa xa tầm 3 feet.
Trong lúc đó, đừng quên duy trì giao tiếp bằng mắt với chúng. Giữ khoảng cách 3 feet trong 30 giây và khen ngợi nếu chúng ngồi trong toàn bộ quá trình. Sau 30 giây, đến đứng bên cạnh chó trước khi cho ăn. Nếu Doberman đứng lên, hãy bắt đầu lại.
Bạn có thể ra lệnh “Ở lại” trước khi mở cửa nhà. Lệnh này có thể cứu mạng sống của Doberman bằng cách ngăn chúng tự ý chạy ra phố đông đúc.
Huấn luyện bằng cách xích Doberman lại, ra lệnh “Ngồi – Ở lại”. Mở cửa. Nếu Doberman ngồi lại trong 60 giây, hãy khen ngợi và thưởng cho chúng bằng cách cho ra ngoài dạo chơi.
3. Dạy Doberman chạy lại khi gọi tên
Hãy đợi khi Doberman quay đi và gọi tên chúng. Không giống như các lệnh khác, bạn có thể lặp đi lặp nhiều lần đến khi Doberman nhận ra đang được gọi. Lần thứ hai khi chó quay lại, hãy tiếp tục gọi tên, khen ngợi chúng bằng những câu nói có nhắc đến tên và thưởng thức ăn. Có thể được thực hiện bài tập này nhiều lần mỗi ngày bởi tất cả mọi người trong gia đình.
Khi Doberman đã được xích, bạn nói: “Đến dây” (Come) và nhanh chóng di chuyển ra xa. Tiếp tục di chuyển đến khi Doberman chịu đi theo sau bạn. Khi Doberman đến gần chân, hãy khen ngợi bằng lời nói có sử dụng tên chúng và thưởrng đồ ăn.

Chó Doberman chạy lại khi được gọi tên
Tăng chiều dài dây xích lên 20 feet (khoảng 6m). Nói: “Ngồi – Ở lại.” (nếu đã dậy được lệnh này). Nếu không, bạn nhờ 1 người khác hỗ trợ đứng sau giữ nhẹ ngực trước cho chúng ngồi yên.
Bạn cầm đồ ăn đặt phía trước mũi của chó, chạy đi hào hứng nói: “Đến đây + tên chó”. Khi con chó đến với bạn, hãy khen ngợi nhiệt tình và cho chúng ăn. Tiếp tục chạy về phía trước và nói “Đến đây” và tiếp tục tăng khoảng cách.
Thực hiện lệnh “Đến đây” như một trò chơi. Bạn có thể nhờ một người bạn ở lại với Doberman khi bạn biến mất vào một căn phòng khác. Từ đó bạn nói: “Đến đây” và chờ cho con chó tìm thấy mình. Một khi chúng đến với bạn, hãy khen ngợi và đưa ra đồ ăn. Tăng mức độ khó bằng cách di chuyển đến các phòng xa hơn.
Lời kết
Với trí tuệ thông minh, Doberman rất dễ huấn luyện mà không cần quá nhiều công sức. Siêu Pet hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm huấn luyện chó cưng. Để Doberman trở thành người bạn đích thực trong cuộc sống.
Nếu đang cần mua Doberman, bạn có thể đọc thêm 2 bài viết sau:
Khảo giá chó Doberman và những yếu tố quyết định giá cao thấp!
Chưa hết, Siêu Pet còn rất nhiều bài viết hay về nhiều giống chó khác trên website, các bạn hãy xem tại đây nhé.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp gì, hãy để lại comment cho chúng tôi.
Đừng quên đánh giá 5* nếu bạn thấy những thông tin trên là bổ ích nhé!
Nguồn: https://sieupet.com/cach-huan-luyen-cho-doberman.html
x Khách hàng đã mua
- Anh Hà ở Kiên Giang đã mua một cặp Doberman về để trông coi trang trại
- Anh Phúc ở Nghệ An đã mua một em Doberman về để huấn luyện làm chó bảo vệ
- Anh Trọng ở Vũng Tàu đã mua một bé Doberman đực về để trông nhà
Doberman
- Tên khác: Dobermann Pinscher
- Nguồn gốc: Đức
- Phân loại: Chó nghiệp vụ
- Kiểu lông: Lông ngắn
- Màu lông: Đen, Nâu, Xanh, Xám, Trắng
- Đặc điểm ngoại hình: Cao, thân hình săn chắc
- Cân nặng: 32-45kg
- Tuổi thọ: 10-13 năm
- Tuổi sinh sản: 1-8 tuổi
- Số lượng sinh: 7-9 con/lứa
Bảng giá tham khảo
(Bảng giá tham khảo, giá cụ thể từng bé sẽ phụ thuộc vào: Xuất xứ chó bố mẹ, giấy tờ đi kèm, mức độ xuất sắc...)
x Khách hàng đã mua
- Anh Hà ở Kiên Giang đã mua một cặp Doberman về để trông coi trang trại
- Anh Phúc ở Nghệ An đã mua một em Doberman về để huấn luyện làm chó bảo vệ
- Anh Trọng ở Vũng Tàu đã mua một bé Doberman đực về để trông nhà
Bình luận