CHÓ BỊ ONG ĐỐT – NÊN LÀM GÌ ĐẦU TIÊN?
Chó bị ong đốt là hiện tượng ít thấy chứ không phải là không có hoàn toàn. Đôi khi, những chú cún của bạn sẽ thích đi nghịch ngợm , gây sự với những loài vật nhỏ bé mà có võ như những chú Ong. Khi chú cún cưng bị ong đốt sẽ xảy ra hiện tượng bị sưng, tấy nặng. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Vì vậy hãy cùng Sieupet.com tìm hiểu và giải pháp khi chó cưng bị ong đốt.
Danh Mục Bài Viết
BIỂU HIỆN VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI CHÓ BỊ ONG ĐỐT
Dấu hiệu chó bị ong đốt
Chó là động vật hiếu động và rất thích vui chơi. Do thế thỉnh thoảng các bé bị các động vật nhỏ khác đốt, ví dụ như ong.
Dưới đây là một số biểu hiện của cún cưng khi bị ong đốt:
– Khi chó bị ong đốt, chỗ bị chích sẽ sưng to lên, hiện rất rõ.
– Vết bị đốt để lâu sẽ càng ngày càng to hơn.
– Ở vị trí sưng đó, thú cưng sẽ cảm thấy vô cùng đau và khó chịu. Nên chúng luôn lấy chân khều lên vùng bị đốt rồi rên rỉ, sủa.
– Nếu vùng bị đốt là ở dưới chân, sẽ khiến con vật di chuyển rất khó khăn. Vì vậy, nếu bạn nhìn thì thấy bé cún đi hơi khập khiễng. Hay nằm xuống, dùng răng gặm lấy bàn chân tức chúng đang bị đau, ngứa.
– Cún cưng khi bị ong đốt sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Biểu hiện chính là cún có hơi thở gấp và trở nên nặng nhọc. Đây chính là mối nguy hiểm khiến việc cún bị ong đốt trở nên nghiêm trọng hơn và cần phải xử lý nhanh chóng.
Cách xử lý khi chó bị ong đốt
Bạn cần phải nhanh tay để giải quyết, rồi đưa cún đến trạm y tế thú y gần đó nhất:
– Trước hết, bạn nên xác định rõ nơi mà chó của bạn bị ong đốt. Kế tiếp đó , bạn cần tìm nọc ong và rút ra.
Lưu ý, bạn cần phải dứt khoát và tìm một mảnh dạng nhựa có góc, cạnh nhọn để gạt. Tuyệt đối không nặn, vì hành động này sẽ càng làm cho nọc phát tán nhanh hơn.
– Sau đó bạn tìm dấm, chanh thoa lên vết đốt nếu là ong vò vẽ; bột nở nếu là ong mật. Đối với việc bạn chưa xác định rõ ong nào đốt thì đầu tiên lấy nước đá hoặc đá chườm vào vùng vết thương tầm 10 đến 15 phút. Việc dùng đá chườm vết thương sẽ khiến các mao mạch máu se khít lại kìm hãm sự phát tán của nọc.
– Trong khi thực hiện các bước trên, bạn cần theo dõi tình trạng thú cưng của mình. Xem thử còn thở khó khăn hoặc nổi dị ứng gì không? Nếu có thì phải gấp rút đưa cún đến gặp bác sĩ thú y ngay.
Phòng ngừa chó bị ong đốt
Tìm hiểu một vài phương pháp để ngăn chặn việc thú cưng của bạn bị ong đốt:
– Hạn chế cho cún cưng tiếp xúc các bụi hoa, cỏ rậm. Vì trong đấy, ong thường tụ tập và xuất hiện nhiều.
– Đừng dùng nước hoa có mùi quá nồng, như thế dễ thu hút ong lại.
– Lúc trời nắng nhất, không nên dắt cún đi dạo. Hãy lựa buổi rạng sáng hoặc chiều tà thời điểm ong ít ra ngoài hơn.
MỘT VÀI BỆNH THƯỜNG GẶP KHÁC
1. Bệnh béo phì ở cún cưng là bệnh tương đối phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do sự cưng chiều quá mức của chủ nhân đối với chú cún của mình, cho chú cún ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất béo. Và cả do sự lười vận động, hay nằm một chỗ của những chú cún.
Nguyên nhân thứ 2, có thể là do:
- Hypothyroidism – suy giảm vận động tuyến giáp khiến cho con vật ít vận động và ngủ nhiều
- Hyperadrenocorticism – nội tiết bị rối loạn gây hội chứng Cushing gây béo phì ở phần thân trên, còn phần thân dưới lại bị gầy đi khác thường.

Chó bị béo phì là hiện tượng rất dễ bắt gặp đối với các chủ cưng chiều thú cưng của mình hơi quá đà.
Biện pháp khắc phục bệnh béo phì: Bạn cần thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách giảm lượng chất béo. Thường xuyên dẫn thú cưng đi dạo bộ, chạy để lượng năng lượng giải phóng ra. Khi bạn có thời gian rảnh, hãy cùng chú cún chơi các trò vận động mạnh.
2. Tình trạng bị hóc xương
Nguyên nhân: Tình trạng này thường xảy ra do cún ăn quá nhanh.
Cách xử lý: Đầu tiên bạn không nên đưa tay móc thẳng ra mà bạn nên cho cún ăn một chút cơm để trôi xương ở cuống họng, quá 2 lần không được thì tốt nhất đưa đến bác sĩ.
Đối với việc bạn muốn giải quyết ở nhà: Tìm kiếm vỏ cam cho chó ngậm, hoặc viên Vitamin C. Vì như vậy sẽ giúp xương mềm ra và dễ lấy. Phương pháp này chỉ nên áp dụng nếu xương bị hóc là loại xương nhỏ.
3. Trường hợp cún cưng bị dính lẹo
Trường hợp này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Tình trạng này thường xảy ra sau khi chó cái và chó đực giao phối kéo dài tầm nửa tiếng.
Thời tiết khô nóng liệu có ảnh hưởng đến bé cún hay không?
Thời điểm giao mùa là thời gian rất thuận lợi cho việc virus phát triển và gây hại cho thú cưng, như bệnh viêm tai. Dấu hiệu thường là tai bị chảy máu, dịch mủ, có mùi. Chú chó sẽ luôn thấy ngứa và đau vì vậy chúng sẽ ít di chuyển hơn hoặc có thì phạm vi di chuyển sẽ bị thu hẹp lại.
Nguyên nhân đa phần do chú cún của bạn bị dị ứng với thức ăn hoặc nuốt phải vật lạ. Một trường hợp khác có thể cưng bị bệnh viêm tai. Vì vậy ta cần phải nắm vững biểu hiện, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tai ở chó
Nếu bạn không muốn tình trạng này xảy ra tiếp tục như thế thì bạn nên nhanh chóng đưa cún đến gặp bác sĩ thú y. Bên cạnh đó, bạn cần phải dọn dẹp chỗ chó ở sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh tai cho chúng. Có thể dùng Glucocorticoid để làm giảm khả năng bị bệnh viêm tai.
Chú cún bị nóng trong người là hiện tượng dễ bắt gặp nhất. Nguyên nhân có thể vì ăn phải đồ nóng, canxi hấp thụ quá nhiều. Vì thế bạn cần phải điều chỉnh và cân bằng lại, cung cấp đủ dinh dưỡng.
Cây thuốc vàng đối với cún cưng
Chính là loại cây lược vàng chữa bệnh cho chó.
Loại cây này luôn hữu dụng đối với việc chữa các bệnh, vì bên trong nó có Flavonoid với Steroid. Chữa bệnh như nôn mửa, tiêu chảy.
Nhưng bạn cũng không thể hoàn toàn xem nó là thuốc chữa bách bệnh, vẫn phải nên đến gặp bác sĩ xin ý kiến và cách nấu. Như vậy sẽ giúp bé cún của bạn được an toàn hơn.
Trên đây là tất cả những phương pháp xử lí khi cún bị ong đốt. Đi kèm đó là một số bệnh thường xảy ra với cún cưng khi thời tiết thay đổi và cây thuốc vàng cực kì hữu dụng đối với thú cưng. Nếu bạn thấy những thông tin mà Siêu Pet chia sẻ ở bên trên rất thiết thực thì đừng quên để lại cho chúng tôi 5 sao nhé!
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi.
Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-ong-dot.html
Bình luận