Bệnh Sán Chó Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?
Bệnh sán chó là căn bệnh phổ biến ở chó con, ít hoặc không gặp ở chó trưởng thành. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng cún nhưng khiến hệ tiêu hóa chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này là cún thường xuyên bỏ ăn, nôn mửa dẫn đến còi cọc, ốm yếu.
Danh Mục Bài Viết
- 1 Bệnh sán chó là bệnh gì?
- 2 Nguyên nhân gây bệnh sán chó ở chó
- 3 Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sán chó
- 4 Cách điều trị dứt điểm bệnh sán chó
- 5 Phòng tránh bệnh sán chó như thế nào?
- 6 Lịch tẩy giun sán định kỳ cho chó
- 7 Một số lưu ý khi tẩy giun sán cho chó
- 8 Bệnh sán chó có lây từ chó sang người không?
- 9 Lời kết:
Bệnh sán chó là bệnh gì?
Sán chó (sán dây) là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Echinococcus. Chúng thường ký sinh trong đường ruột cún và gây nên những biến chứng nguy hiểm về hệ tiêu hoá.
Bên cạnh đó là một loại ký sinh trùng trên đường ruột chó có tên là Toxocara canis hay Toxocara cati. Chúng là một loại giun tròn hay được gọi là giun đũa ở chó.
Nguyên nhân gây bệnh sán chó ở chó

Bệnh sán chó ở chó
Cún có thể bị nhiễm sán chó qua 4 con đường:
- Ăn trực tiếp trứng sán: Cún ăn trực tiếp trứng sán ngoài môi trường. Khi trứng sán được ăn vào bụng, chúng nở thành ấu trùng. Ấu trùng ký sinh ở đường ruột và trở thành sán dây khi trưởng thành. Từ đó chúng bắt đầu sinh ra nhiều trứng hơn.
- Ăn phải vật chủ trung gian chứa trứng sán: Ấu trùng sán cũng có thể được tìm thấy trong các vật chủ trung gian như: Bọ chét, ve chó.... Chúng sinh trưởng và phát triển trong ruột của vật chủ trung gian. Thông qua nước bọt của ve, bọ mang trùng để xâm nhập và phát triển trong cơ thể vật chủ chính.
- Bị nhiễm trùng trong tử cung: Chó mẹ bị nhiễm sán chó trong quá trình mang thai, ấu trùng có thể đi qua nhau thai đến phổi của những chú chó con chưa sinh dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu.
- Bú sữa từ chó mẹ bị nhiễm bệnh: Ấu trùng sán chó cũng có thể được tìm thấy trong mô tuyến vú của chó mẹ nhiễm bệnh. Chúng có thể lây lan sang cho chó con trong thời kỳ cho con bú.
Biểu hiện, triệu chứng của bệnh sán chó
Đối với chó trưởng thành:
Bệnh sán chó thường không hay gặp ở chó trưởng thành. Nếu bị nhiễm bệnh thì triệu chứng cũng không rõ ràng, ít biểu hiện ra bên ngoài. Sán có thể kí sinh ở trên thành ruột và sử dụng một số chất dinh dưỡng của chó để sinh tồn. Một số triệu chứng cụ thể khi chó trưởng thành bị nhiễm sán:
- Tiêu chảy
- Nôn
- Táo bón
Đối với chó con:
Chó con dưới 6 tháng tuổi là những đối tượng dễ mắc phải bệnh sán chó nhất. Dấu hiệu thường gặp là:
- Biếng ăn
- Tốc độ tăng trưởng kém, bị thiếu cân, nhỏ con hơn so với các bạn cún đồng trang lứa
- Bụng nồi, phình to, trong khi cơ thể gầy gò
- Lông mỏng, mọc lưa thưa, xơ xác
- Kiểm tra lợi: Cún khỏe mạnh, lợi sẽ có màu hồng tươi tắn. Cún bị nhiễm sán, niêm mạc lợi nhợt nhạt chuyển màu hồng nhạt, lờ lờ
- Cún cưng bị thiếu máu, mệt mỏi, ốm yếu.
- Không chữa trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở chó con
Ngoài một số dấu hiệu nhận biết bên ngoài, bạn cũng có thể xác nhận chính xác bệnh sán chó bằng cách xét nghiệm mẫu phân. Tuy nhiên, việc này thường tốn nhiều thời gian và chi phí.
Cách điều trị dứt điểm bệnh sán chó
Bệnh sán chó chỉ có thể ngăn ngừa và điều trị bằng các loại thuốc tẩy giun. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc an toàn sau đây:
Lưu ý: Cần đọc kỹ liều lượng trước khi sử dụng cho cún, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
Thuốc tẩy giun Lopatol
Thuốc tẩy giun Lopatol là loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất hiện nay. Chủ yếu dành cho chó trưởng thành.
- Công dụng: Điều trị dứt điểm các loại giun đũa, giun móc, sán dây, … ở chó.
- Liều lượng: 50mg / 1kg trọng lượng cơ thể. Tức là: 1 viên 100mg / 2kg trọng lượng cơ thể. Viên hàm lượng 500mg / 10kg trọng lượng cơ thể.
- Giá bán: Hộp 4 viên sẽ có giá khoảng 95.000 – 100.000đ. Hộp 6 viên sẽ có giá 145.000đ.

Thuốc tẩy giun chó Lopatol được ưa chuộng nhất trên thị trường
Thuốc tẩy giun Sanpet
Đây là một trong những loại thuốc tẩy giun giá rẻ mà chất lượng cao, an toàn tuyệt đối với thú cưng.
- Công dụng: Tẩy sạch các loại giun đũa, giun móc, sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo.
- Liều dùng: 1 viên / 5kg thể trọng. Khoảng 10 viên/ 1 vỉ, 2 vỉ/ 1 hộp.
- Giá tiền: Khoảng 8.000 – 10.000đ / viên.
- Lưu ý: Không dùng cho chó bị bệnh về tim, gan, thận.

Thuốc Sanpet có thể tiêu diệt bất kỳ loại giun sán nào ở chó
Thuốc tẩy giun Bio-Rantel
Giá thành rẻ hơn các loại thuốc ngoại nhưng công dụng không hề thua kém. Có thể dùng cho chó nhỏ và chó mẹ mang thai (2 tuần trước sinh).
- Thành phần: Trong 1 viên 600mg chứa Praziquantel, Pyrantel Pamoate.
- Liều dùng: Tẩy 1 lần duy nhất, 1 viên 600mg / 5kg thể trọng.

Thuốc tẩy giun chó Bio-Rantel giá rẻ nhưng chất lượng cao
Thuốc tẩy giun sán Endogard
Thuốc an toàn cho tất cả các giống chó, kể cả chó nhỏ, chó mẹ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Công dụng: Tẩy sạch tất cả các loại giun – sán, kể cả giun tim.
- Liều dùng: 1 viên / 10kg thể trọng. Để điều trị dứt điểm phải uống 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 24h.

Thuốc tẩy giun chó Endogard với hiệu quả vượt trội
Bạn có thể tìm mua các loại thuốc tẩy giun trên tại Gian Hàng Phụ Kiện Thú Cưng của Siêu Pet. Hiện Shop đang trong chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn, sale up lên tới 20% cho mỗi sản phẩm. Hãy nhanh tay đặt mua để hưởng những mức giá ưu đãi nhất nhé.
Phòng tránh bệnh sán chó như thế nào?
Bạn có thể dễ dàng phòng tránh bệnh sán chó cho cún nếu tuân thủ đầy đủ những lưu ý sau đây:
- Vệ sinh chuồng trại, môi trường sống xung quanh thường xuyên bằng thuốc khử trùng
- Cho cún ăn chín, uống sôi. Không nên cho ăn đồ tươi sống vì ấu trùng giun, sán đều bị giết chết dưới nhiệt độ sôi 100 độ C.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho cún, tắm rửa thường xuyên bằng các loại sữa tắm chuyên dụng.
- Thu dọn phân, chất thải chó thường xuyên. Vì giun đũa thường xuyên thoát ra ngoài môi trường thông qua phân và chất thải của chó.
- Tuyệt đối không cho cún tiếp xúc, ăn uống chung với các loại vật nuôi khác nghi bị nhiễm sán chó.
- Tẩy giun sán định kỳ cho cún ngay từ khi còn nhỏ. Bạn nên sử dụng các loại thuốc tẩy giun thành phần có chứa Pyrantel Pamoate, Fenbendazole và Praziquantel sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Tham khảo một số loại thuốc tẩy giun phía trên.
- Nếu có điều kiện thì nên cho cún đi xét nghiệm phân và nước tiểu định kỳ 6 tháng một lần. Đây là cách giúp cún phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
Lịch tẩy giun sán định kỳ cho chó
Lịch tẩy giun sán định kỳ áp dụng cho chó được đưa ra như sau:
- Cún được 3 tuần tuổi: Tẩy giun lần đầu. Giai đoạn này nên ngừng cho bú sữa mẹ.
- Cún từ 4-8 tuần tuổi: Lặp lại liên tục khi cún được 4,6 và 8 tuần tuổi. Cún dưới 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu nên là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất.
- Cún từ 8 tuần – 6 tháng tuổi: Cách một tháng tẩy giun một lần
- Cún từ 6 tháng – 1 năm tuổi: 2-3 tháng lặp lại một lần
- Cún từ 1 năm tuổi trở đi: Duy trì đều đặn 6 tháng tẩy giun một lần cho đến cuối đời.
Một số lưu ý khi tẩy giun sán cho chó

Một số lưu ý khi tẩy giun sán cho chó
- Không nên tẩy giun cho chó khi no. Tẩy trước bữa ăn từ 30 – 40 phút.
- Không tẩy giun khi sức khỏe chó không tốt. Chó bị cảm, ốm yếu, đi ngoài, …
- Chó mẹ gần sinh không nên tẩy giun dễ bị ảnh hưởng xấu. Có thể đẻ non hoặc làm lưu thai.
- Những bé cún đường ruột kém thì sau khi tẩy giun, nên cho uống thêm các loại men tiêu hóa đề cân bằng lại hệ thống vi sinh.
- Có thể cho cún tẩy giun theo 3 cách: Uống trực tiếp, nghiền nhỏ trộn vào thức ăn hoặc tiêm thuốc dạng nước.
- Tẩy giun bằng đường uống sẽ an toàn với cún hơn so với đường tiêm.
Bệnh sán chó có lây từ chó sang người không?
Bệnh sán chó không thể lây nhiễm trực tiếp từ chó sang người cũng như từ người sang người. Bệnh chỉ có thể lây nhiễm gián tiếp nếu con người không may ăn phải những thực phẩm hay nước uống có chứa ấu trùng sán trong đó. Trẻ em thường là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất vì chúng thường xuyên chơi đùa dưới đất và dùng tay bốc thức ăn vào mồm. Đó là lý do, việc rửa tay cho trẻ nhỏ trước khi ăn là vô cùng cần thiết.
Khi vô tình nuốt phải trứng sán, chúng có thể ra khỏi đường ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi và hệ thần kinh trung ương của người. Đó là lý do, người bị nhiễm sán chó thường có các triệu chứng như sau:
- Mệt mỏi
- Giảm cân
- Thở khó khăn
- Nhìn mờ hoặc có mây
- Mắt bị viêm hoặc đau
- Phát ban
- Động kinh.
Lời kết
Bất kỳ chủ nuôi nào cũng nên biết cách phòng tránh bệnh sán chó cho thú cưng. Bằng cách tẩy giun sán định kỳ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ để giúp bé cún của bạn có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi gì, hãy để lại comment phía dưới, Siêu Pet chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp bạn nhanh nhất có thể!
Nguồn: https://sieupet.com/benh-san-cho-la-benh-gi.html
Bình luận