Những Điều Cần Biết Về Bệnh Parvo Và Bệnh Lepto Ở Chó
Parvo và Lepto là hai bệnh thường xuyên gặp ở loài chó. Tuy hai căn bệnh này đều đã được phòng chống bằng vaccine nhưng vẫn có một tỷ lệ mặc bệnh nhất định. Bài viết dưới đây, Siêu Pet sẽ giúp bạn tìm hiểu về triệu chứng của 2 bệnh này cũng như phương hướng điều trị hiệu quả nhất.
Danh Mục Bài Viết
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Lepto ở chó
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh Lepto thì ta cần biết: Bệnh Lepto là gì? Bệnh Lepto là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh này hoàn toàn có thể lây sang người nếu chủ nuôi chủ quan, không có biện pháp phòng bệnh kịp thời & hợp lý.
- Nguyên nhân gây ra bệnh Lepto là do cơ thể con vật bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Leptospirosis. Đây là loại xoắn khuẩn kí sinh nhiều trong đất, nước bẩn, trong nội tạng của các loài gặp nhấm, gia súc, lưỡng cư... Dựa vào con đường lan truyền ta có thể chia loại xoắn khuẩn này ra làm 2 loại:
- Interrogans Leptospira xâm nhập vào da và lan truyền khắp cơ thể qua đường máu.
- Spirochetes: Có hình xoắn ốc hoặc hình que, gậy có thể thâm nhiễm vào cơ thể bằng cách chôn sâu vào da của con vật.
Bệnh Lepto có tốc độ lây lan rất nhanh và mạnh, mức độ nguy hiểm được đánh giá là ngang bằng với bệnh Care và Parvo trên chó mèo. Nước tiểu hay các chất thải của con vật bị bệnh có chứa vi khuẩn gây bệnh do đó bệnh hoàn toàn có thể lây lan theo nguồn nước. Nếu con người hay các loài động vật khác uống hay tắm phải nguồn nước có nhiễm vi khuẩn Lepto thì nguy cơ bị nhiễm bệnh do xoắn khuẩn gây ra rất cao.
– Triệu chứng: Lepto rất khó để nhận ra. Đôi khi bệnh không thể hiện triệu chứng cụ thể ở chó. Hoặc là những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ theo hệ thống tuần hoàn để sinh sản và phát triển. Độc tố được tiết ra khiến hồng cầu bị phá hủy, niêm mạc nhợt nhạt, con vật thiếu máu trầm trọng.
Xoắn khuẩn đi theo dòng máu đến gan và thận. Nếu gây bệnh ở thận thì sẽ gây viêm bể thận và niệu quản, con vật đái ra máu. Nếu vi khuẩn tác động vào gan, xoắn khuẩn sẽ gây viêm gan. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết dịch mật của gan khiến cho túi mật bị teo đi, dịch mật đặc lại vào máu gây vàng da.
Con vật dễ bị nôn, tiêu chảy, sốt và run rẩy toàn thân. Chú chó trở nên ủ rũ, mệt mỏi, nướu và lợi dễ bị tổn thương, chảy máu.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Parvo ở chó
- Định nghĩa: Bệnh Parvo là một loại bệnh lây lan nhanh chóng ở loài chó. Đặc biệt là những chú chó chưa tiêm chủng, chó dưới 4 tháng tuổi. Virus gây căn bệnh này sẽ tác động trực tiếp lên đường tiêu hóa của con vật và lây lan qua việc tiếp xúc với các chú chó khỏe mạnh, chất thải trong phân, môi trường và cả các vật chủ trung gian như con người, đồ vật...
– Nguyên nhân: Bệnh Parvo xảy ra do sự xâm nhập của Canine ParvoVirus.

Parvo – Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm. Có thể giết chết chó trong vòng 2 – 3 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.
– Triệu chứng: Parvo ở chó là một loại bệnh rất nguy hiểm có thể giết chết chó trong vòng 2 – 3 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu thấy có những triệu chứng sau, bạn cần đưa đi bác sĩ ngay:
- Chú chó sẽ tỏ ra rất mệt mỏi, hay ủ rũ hoặc buồn bã, không muốn chơi đùa.
- Lượng dinh dưỡng nạp vào giảm. Tuy nhiên bụng vẫn sẽ phồng lên rất to – chướng bụng. Chó sẽ tỏ ra rất đau vùng bụng, kèm theo đó là nôn mửa.
- Nhiệt độ cơ thể thay đổi bất thường.
- Ở những trường hợp nặng thì chó sẽ bị tiêu chảy có máu. Từ đó cơ thể chó sẽ mất nước, tạo điều kiện cho virus hoành hành.
Cách chữa bệnh Lepto ở chó
Để chữa Lepto cần rất nhiều loại thuốc và sự chăm sóc đặc biệt. Vậy nên, nếu thấy chó có dấu hiệu nhiễm Lepto, hãy đưa chúng tới bác sĩ thú y. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh dưới đây của Siêu Pet
Đầu tiên, bạn cần truyền nước có điện giải để giữ cho cơ thể chó không bị mất nước. Bạn có thể truyền Oresol ngay khi có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Sau đó, bạn nên sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Ví dụ như Penicillin, Doxycycline hay Hanoxylin,… Tùy theo chó mắc phải loại xoắn khuẩn nào sẽ có thuốc thích hợp.
Nếu con vật bị nôn bạn có thể dùng thêm thuốc chống nôn hay hạ men gan. Và dùng thêm các loại vitamin B, C để tăng sức đề kháng.
Cách chữa Parvo ở chó
Cách tốt nhất, an toàn nhất để chữa Parvo ở chó là đưa chó đến bác sĩ thú y.

Có một phương pháp dân gian dùng để chữa Parvo cho chó đó là dùng lá ổi. Rất nhiều chú chó mắc bệnh Parvo đã được chữa khỏi bằng cách này.
Có một phương pháp dân gian dùng để chữa Parvo cho chó đó là dùng lá ổi. Rất nhiều chú chó mắc bệnh Parvo đã được chữa khỏi bằng cách này. Tuy nhiên, lá ổi chỉ thích hợp với một số loại chó có thể trạng riêng. Khó có thể nói rằng lá ổi chữa khỏi Parvo cho tất cả các con chó.
Khi có những triệu chứng đầu tiên, lấy khoảng 200g lá ổi già. Đun chúng với 1l nước cho đến khi cạn còn 150ml. Cho vào bơm tiêm, mỗi lần tiêm 20ml. Khoảng vài tiếng tiêm một lần. Điều này làm chó không tiêu chảy và đi ra máu nữa.
Bạn cần vệ sinh sạch sẽ những nơi nghi có virus bằng nước Javel. Khi tiếp xúc với chó bệnh bạn nên đeo bao tay và vứt ngay sau khi sử dụng.
Không nên cho chúng ăn những món ăn khó tiêu hóa, bạn hãy nấu cháo loãng pha men tiêu hóa cho cún cưng ăn. Cho chúng uống nhưng từng chút một. Theo dõi và thay đổi thực đơn nếu chó có dấu hiệu khá lên.
Phòng Tránh Bệnh Lepto và Parvo Ở Chó
- Cách ly những chú chó bệnh khỏi những chú chó khỏe mạnh. Không giao tiếp sẽ làm giảm khả năng nhiễm khuẩn của chúng. Tốt nhất là nên đưa chú chó bệnh cách ly riêng. Ngoài ra, bạn cần tẩy rửa chỗ chúng nằm mỗi ngày.
- Sử dụng bao tay khi tiếp xúc vì Lepto có thể lây sang người và gây bệnh. Khi bạn dùng bao tay xong phải rửa tay và khử trùng.
- Tiêm vacxin phòng bệnh Lepto và Parvo cho chó. Tuy nhiên, vacxin Lepto có thể làm chó bị sốc. Vì vậy, bạn hãy chú ý quan sát và chăm sóc cún sau khi tiêm vaccine theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
- Nếu bạn thấy cún có bất cứ dấu hiệu gì về bệnh Parvo hay bệnh Lepto thì đừng ngần ngại đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để cún được chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Đừng để những triệu chứng làm bạn ngã lòng. Hãy luôn tin tưởng rằng hi vọng sẽ chữa lành tất cả. Sieupet.com chúc các bạn và cún cưng thật mạnh khỏe nhé!
Nguồn: https://sieupet.com/benh-parvo-o-cho.html
Bình luận