Có Nên Cạo Lông Cho Chó Alaska? Chế Độ Ăn Cho Bộ Lông Bóng Mượt
Alaska Malamute là giống chó tuyết nên sở hữu bộ lông dày 2 lớp rậm rạp vô cùng ấm áp. Bộ lông với tác dụng giữ nhiệt rất tốt nên gây nhiều trở ngại khi Alaska sinh sống tại Việt Nam – đất nước có khí hậu nắng nóng. Nhiều người khi nuôi các bé thường đặt ra câu hỏi “Có nên cạo lông cho chó Alaska, nhất là vào mùa hè nắng nóng?”.
Để trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn theo dõi bài viết của Siêu Pet. Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm về chế độ chăm sóc và khẩu phần ăn giúp cún cưng Alaska sở hữu bộ lông óng mượt nhất.
Danh Mục Bài Viết
Tìm hiểu về đặc điểm bộ lông chó Alaska
Do có nguồn gốc, xuất xứ từ vùng đất lạnh giá nên Alaska từ khi sinh ra đã sở hữu một bộ lông có khả năng giữ nhiệt và chống thấm nước rất tốt. Nhờ vậy, Alaska có thể làm việc rất tốt dưới những cơn mưa tuyết giá lạnh.

Bộ lông chó Alaska có cấu tạo 2 lớp
Cấu tạo bộ lông của Alaska gồm 2 lớp, lông dày chủ yếu tập trung ở phần cổ, lưng và đuôi:
- Lớp trong là lông tơ, rất mềm mại, ngắn và dày, ôm sát vào da, cấu trúc như lông cừu, dùng để giữ nhiệt.
- Lớp ngoài dài, mỏng, hơi cứng và có độ bông xù, trông khá rậm rạp, không thấm nước.
Bộ lông có cấu tạo từ các sợi lông cứng, giống như tấm áo giáp, giúp bảo vệ cơ thể của Alaska không bị tấn công bởi các loại côn trùng. Đồng thời, nó còn chống lại các loại tia gây hại từ ánh sáng mặt trời, bảo vệ lớp da bên trong không bị tổn thương.
Với đặc điểm bộ lông như thế, Alaska có thể sinh tồn dù thời tiết ngoài trời giảm xuống âm chục độ C. Nhưng khí hậu Việt Nam vào mùa hè lại lên đến 37-38 độ C, bộ lông dày lại ra gây không ít rắc rối bởi Alaska không thể điều hòa thân nhiệt.
Có nên cạo lông cho chó Alaska?
Chó không có tuyến mồ hôi dưới da. Vào mùa hè, việc giải tỏa nhiệt lượng của cơ thể chủ yếu chỉ tập trung ở phần lưỡi và phần gang bàn chân. Đó là lý do vì sao khi thời tiết nắng nóng, Alaska liên tục lè lưỡi, thở dốc và liếm gang bàn chân để tự giải nhiệt.

Cạo lông có giúp cơ thể Alaska mát mẻ hơn không?
Do Alaska sinh ra để thích nghi với khí hậu lạnh giá nên phần gang bàn chân thường có lớp lông dài để giữ nhiệt. Vào mùa hè, lớp lông đó cản trở rất nhiều đến khả năng tự làm mát cơ thể của chúng. Việc thoát nhiệt sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là khi Alaska di chuyển dưới trời nắng. Vậy nên nếu gang bàn chân chúng rậm lông, bạn nên tỉa bớt để giải phóng nhiệt lượng tốt hơn, tránh cho cún bị sốc nhiệt.
Nếu bạn nghĩ việc cạo lông giúp cơ thể của Alaska mát mẻ hơn thì cũng không chính xác. Cấu tạo bộ lông đặc biệt có nhiệm vụ giúp Alaska sinh tồn. Khi cạo lông, bạn vô tình làm mất đi sự cân bằng nhiệt sẵn có trong cơ thể chúng. Tuy nhiên, với khí hậu nắng nóng của Việt Nam thì giảm độ dày của lông bằng cách cạo sẽ giúp Alaska không còn cảm giác bị bí bách, ngột ngạt và dễ chịu hơn.
Tác dụng khi cạo lông cho chó Alaska
Ngoài việc giúp Alaska cảm thấy thoải mái hơn, Siêu Pet còn thống kê được một số tác dụng khác của việc cạo lông vào mùa hè cho cún:

Tác dụng của việc cạo lông cho Alaska
- Bộ lông dày của Alaska chính là nơi trú ẩn yêu thích của một số loại ký sinh trùng như: Bọ chét, rận, ve chó,… Nếu bé cún của bạn bị chúng làm tổ trên lông thì việc cạo lông là cần thiết. Để điều trị tận gốc, người nuôi cần kết hợp dùng các loại thuốc xịt trị ve rận.
- Khi Alaska mắc các loại nấm trên da hoặc bệnh ghẻ, cạo ngắn lông sẽ giúp việc điều trị, bôi thuốc trị ghẻ diễn ra thuận lợi đồng thời cơ thể cún cũng được giữ vệ sinh sạch sẽ hơn.
- Khi sinh sống tại Việt Nam, Alaska thường bị rụng lông quanh năm nên gây nhiều phiền toái cho bạn và gia đình. Trường hợp này, cạo ngắn lông cho chúng sẽ khiến tình trạng rụng lông giảm đi đáng kể.
- Cạo lông máu: Cạo đi lớp lông đầu tiên khi chúng ra đời. Việc này thường được thực hiện khi Alaska từ 2-3 tháng tuổi. Cạo lông máu giúp cho lớp lông sau này của Alaska không bị xơ rối, trở nên mềm mượt, óng ả và vào nếp hơn.
Một số lưu ý khi cạo lông cho chó Alaska

Cạo lông có giúp cơ thể chó Alaska mát mẻ hơn?
Việc cạo lông cho Alaska cũng đòi hỏi bạn phải lưu ý những điều như sau:
- Bạn cần cạo lông cho Alaska mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng: Đừng cạo sạch toàn bộ lông, hãy để lại một lớp lông mỏng, dài khoảng 2-3cm nhằm bảo vệ lớp da khỏi bị trầy xước. Nếu bạn cạo trọc lóc có thể khiến lớp da bên trong của cún bị tổn thương nặng nề bởi các tác động bên ngoài.
- Chỉ cạo lông cho chó Alaska khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng để giảm tối đa nguy cơ chú cún bị sốc nhiệt. Hoặc nếu chúng mắc các bệnh lý về da thì bạn bắt buộc phải cạo để quá trình bôi thuốc điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài các trường hợp đó ra, Siêu Pet khuyên bạn nên giữ nguyên bộ lông vì nó chính là thước đo cho vẻ đẹp của giống chó này.
- Khi bạn chưa có kinh nghiệm trong việc cạo lông thì hãy đưa chó Alaska đến các cửa hàng chăm sóc thú cưng gần đó. Họ sẽ biết cách cắt tỉa sao cho đẹp mắt và phù hợp nhất. Tránh việc cắt cạo bừa bãi, lông chó Alaska sau này mọc ra sẽ rất lởm chởm và xấu xí.
- Lông chó Alaska rất hay rụng, nhất là vào mùa xuân. Khi cạo, bạn nên chú ý tới hai vị trí lông rậm rạp nhất là phần cổ và phần lưng để cạo cho gọn gàng.
Chế độ dinh dưỡng giúp
lông chó Alaska bóng mượt
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm các loại thức ăn chứa nhiều: Vitamin, khoáng chất và axit béo sẽ giúp chú cún Alaska của bạn có một bộ lông óng mượt hơn. Các chất đó thường có trong những loại thức ăn sau:
Chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp bộ lông Alaska bóng mượt hơn
Lòng đỏ trứng gà
Trong lòng đỏ trứng gà có chứa rất nhiều các loại vitamin và axit béo. Bạn nên cho Alaska ăn từ 2-3 quả mỗi tuần. Tuyệt đối, không nên lạm dụng quá nhiều cho cún ăn quá nhiều. Nếu bé cún còn nhỏ thì nên nấu chín rồi mới cho ăn. Cún lớn hơn một chút thì bạn nên cho ăn lòng đào và khi trưởng thành thì cho ăn sống. Bạn có thể thay thế lòng đỏ trứng bằng trứng vịt lộn cũng được, tác dụng chúng cũng tương tự nhau.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bì lợn lại có tác dụng rất lớn trong quá trình giúp bộ lông của chó Alaska tuyết trở nên óng mượt hơn. Phương pháp chế biến đơn giản cho loại thực phẩm này là: Luộc chín. Tuy nhiên, da lợn là loại thực phẩm khó tiêu hóa không dành cho những bé cún Alaska nhỏ tuổi ăn bởi hệ tiêu hoá của cún con chưa hoàn thiện nên sẽ rất dễ mắc cách bệnh về đường ruột, tiêu chảy...
Dầu cá Omega 3
Bổ sung cho Alaska các loại dầu cá chứa nhiều chất Omega 3 sẽ giúp bộ lông chúng bóng mượt hơn rất nhiều. Bạn có thể mua chúng tại các bệnh viện thú y hoặc nơi cho Alaska đi tiêm phòng. Nhưng Siêu Pet khuyên bạn nên cho chúng dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có liều lượng chính xác nhất.
Hoa hồi
Loại dược phẩm này có tác dụng rất tốt giúp cho cún mượt lông. Cách này ít người biết nhưng cực kỳ hiệu quả, đã được nhiều người nuôi Alaska công nhận. Bạn có thể lấy hoa hồi nghiền nhỏ sau đó trộn lẫn vào thức ăn của cún.
Thịt bò, thịt trâu sống
Các loại thịt sống, nhất là thịt bò và thịt trâu có chứa rất nhiều chất giúp lông của Alaska bóng mượt. Những chất này thường biến mất khi bạn đun chín. Thịt sống thì chỉ nên cho cún lớn ăn và phải tập dần dần. Nếu bạn cho cún ăn đột ngột và với số lượng quá nhiều trong một lúc có thể khiến hệ tiêu hóa của Alaska bị tổn thương.
Xem thêm "Thức Ăn Dành Cho Chó Alaska Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý"
Một số lưu ý giúp Alaska
có bộ lông óng mượt
Ngoài việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một số lưu ý dưới đây cũng giúp chú cún Alaska của bạn sở hữu một bộ lông óng mượt hơn:
Cung cấp đầy đủ nước
Bạn phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cảnh khuyển Alaska bất cứ lúc nào chúng khát. Nước sạch nên được để ở vị trí dễ dàng tìm thấy, thay nước thường xuyên tránh để cơ thể cún thiếu nước. Nếu tình trạng này xảy ra, bộ lông của bé cún có thể trở nên xơ xác và gãy rụng.
Vệ sinh lông cho Alaska thường xuyên
Để bộ lông của những chú cún vùng Siberia này sạch sẽ thơm tho, bạn nên tắm cho chúng khoảng 2-3 lần mỗi tháng. Nếu vào mùa hè, bạn có thể tắm cho chúng thường xuyên hơn: Khoảng 1 lần một tuần.
Khi tắm, bạn có thể kết hợp thêm các loại sữa tắm làm mượt lông và phấn rôm giúp lông không bị kết dính. Khi tắm xong thì bạn cần sấy khô lông, tránh để cún bị ẩm ướt khiến lông bốc mùi hôi khó chịu.

Tắm gội thường xuyên giúp lông chó Alaska mượt mà hơn
Diệt sạch các loại ký sinh trên lông
Các loại ký sinh như: Rận, bọ chét, ve chó,… rất thích trú ẩn trên lông dày của Alaska. Bạn nên tìm cách diệt tận gốc, nhất là các loại rận ăn lông. Chúng sẽ gặm nhấm khiến bộ lông Alaska ngày càng xấu xí, mất hết độ bóng mượt vốn có.
Chải lông hàng ngày
Chải lông cho Alaska hàng ngày giúp loại bỏ lông chết và kích thích mọc lông mới - nhất là trong giai đoạn cún rụng lông nhiều vào mùa xuân. Lông mới lẫn trong lông rụng khiến bộ lông của cún cưng trông lởm chởm và xơ xác. Khi chải lông, bạn lưu ý xịt qua một lượt nước làm ướt lông rồi mới chải nhằm tránh làm gãy lông.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Sieupet.com về vấn đề "Có nên cạo lông cho chó Alaska không? Chế độ dinh dưỡng giúp bộ lông chúng bóng mượt?" Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được câu trả lời chính xác và biết được cách chăm sóc cho bộ lông của cún cưng.
Đừng quên để lại comment nếu còn bất kỳ thắc mắc gì. Siêu Pet sẽ giải đáp tới bạn nhanh nhất có thể.
Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.
x Khách hàng đã mua
- Anh Thanh ở An Thới đã mua một bé Alaska cái màu đen trắng về để nuôi sinh sản
- Anh Nghĩa ở Quận Bình Thạnh HCM đã mua một bé Alaska cái nâu đỏ về để làm bạn
- Anh Hoàng Dũng Đà Nẵng đã mua một bé Alaska đực
Alaska
- Tên khác: Alaska Malamute
- Nguồn gốc: Hoa Kỳ
- Phân loại: Chó kéo xe
- Kiểu lông: Lông dài
- Màu lông: Nâu đỏ, Đen và trắng, Xám và trắng, Hồng Phấn
- Đặc điểm ngoại hình: To lớn, lông dài
- Cân nặng: 32-43kg
- Tuổi thọ: 10-12 năm
- Tuổi sinh sản: 1-9 tuổi
- Số lượng sinh: 4-10 con/lứa
Bảng giá tham khảo
(Bảng giá tham khảo, giá cụ thể từng bé sẽ phụ thuộc vào: Xuất xứ chó bố mẹ, giấy tờ đi kèm, mức độ xuất sắc...)
x Khách hàng đã mua
- Anh Thanh ở An Thới đã mua một bé Alaska cái màu đen trắng về để nuôi sinh sản
- Anh Nghĩa ở Quận Bình Thạnh HCM đã mua một bé Alaska cái nâu đỏ về để làm bạn
- Anh Hoàng Dũng Đà Nẵng đã mua một bé Alaska đực
Bình luận