Nuôi Chó Golden Retriever Có Khó Không? Hướng Dẫn Cách Nuôi Từ A-Z Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm
Golden Retriever là dòng cảnh khuyển mới du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Chúng được đánh giá là giống chó hiền lành, đáng yêu, thân thiện với trẻ em và dễ thích nghi với bất kỳ môi trường sống nào. Đó là lý do nhiều hộ gia đình tại Việt Nam chọn nuôi Golden Retriever dù giá thành của chúng trên thị trường khá đắt đỏ.
Bài viết dưới đây là những chia sẻ của Sieupet.com về cách nuôi dưỡng Golden hiệu quả nhất cho những người chưa có kinh nghiệm. Hãy cùng đón đọc và bình chọn cho chúng tôi.
Danh Mục Bài Viết
Nuôi chó Golden Retriever có khó không?
Hiện nay, Siêu Pet nhận được rất nhiều những câu hỏi về vấn đề: Golden Retriever có khó nuôi không?
- Nhìn chung, giống cảnh khuyển này có sức khoẻ tốt, không kén ăn, lại dễ dàng thích nghi với bất kỳ điều kiện sống nào. Vậy nên, chúng được đánh giá là khá dễ nuôi, dễ chăm sóc.
- Chế độ vận động của Golden cũng không đòi hỏi quá phức tạp như một số dòng cảnh khuyển khác như: Becgie Đức, Rottweiler, Pitbull,… nên chủ nuôi không phải tốn quá nhiều công sức trong quá trình huấn luyện.

Chó Golden Retriever là giống chó dễ nuôi, dễ chăm sóc
Ngoài ra, nuôi Golden có khó hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: Chủ nuôi là người có kinh nghiệm thì chắc chắn việc nuôi dưỡng cún sẽ diễn ra dễ dàng hơn so với những người mới nuôi lần đầu. Môi trường sống, điều kiện khí hậu lý tưởng cũng giúp cho việc nuôi dưỡng cún trở nên đơn giản.
Nhưng tóm lại, Golden vẫn được đánh giá là giống cảnh khuyển dễ nuôi nhất so với mặt bằng chung các giống khác như: Poodle, chó Nhật, Pug,… Chúng rất phù hợp với những bạn mới nuôi cảnh khuyển lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc.
Nếu bạn muốn tìm hiểu phương pháp nuôi Golden đơn giản mà hiệu quả thì đón đọc những thông tin bên dưới.
Hướng dẫn cách nuôi chó Golden Retriever từ A-Z
Điều kiện sống lý tưởng của Golden
Golden Retriever là giống chó ngoại nhưng chúng lại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Bạn chỉ cần chú ý để cún được sống tại môi trường thoáng mát, rộng rãi và sạch sẽ là được.
Địa điểm lý tưởng nhất là những căn nhà có sân vườn rộng rãi và có mái che. Hoặc nếu không thì bạn có thể nuôi cún cưng trong chung cư, căn hộ nhỏ nhưng phải tạo cho Golden một không gian vận động riêng. Việc nhốt cún trong chuồng trong 1 thời gian dài sẽ khiến Golden trở nên khó chịu thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Golden có thể bị trầm cảm nếu nuôi nhốt quá lâu
Golden là giống cảnh khuyển thân thiện nên bạn có thể nuôi chúng cùng một số giống thú cảnh khác. Chúng ít khi tấn công, tranh giành đồ ăn hay vô cớ gây sự. Hoặc nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì có thể cho Golden chơi cùng. Giống cảnh khuyển xinh đẹp này rất yêu quý trẻ em và có thể là người giữ trẻ đáng tin cậy.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho Golden
Golden không kén ăn nên chế độ dinh dưỡng không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, vì là giống cảnh khuyển có kích thước lớn nên bạn cần phải cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng + khối lượng thức ăn phù hợp thì cún mới có sức khoẻ tốt, cơ thể mới phát triển đến kích thước tối đa, bộ lông mới bóng mượt.
Các chất dinh dưỡng bắt buộc phải có trong khẩu phần ăn của cún bao gồm: Chất đạm, canxi, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, còn có chất béo và tinh bột. Tuy nhiên, Siêu Pet khuyến cáo là bạn không nên cho Golden ăn quá nhiều bởi hành động này sẽ khiến cho cún cưng mắc bệnh thừa cân, béo phì. Các chất dinh dưỡng cần thiết có nhiều trong các loại thực phẩm sau:

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho Golden
- Protein (chất đạm): Chứa nhiều nhất trong các loại thịt như: Thịt bò, thịt cừu, thịt gà tây, các loại cá biển. Thịt bò là tốt nhất vì chứa nhiều protein nhưng lại ít mỡ. Nếu không đủ kinh tế thì bạn có thể thay bằng thịt lợn nạc cũng được. Trứng vịt lộn cũng chứa 1 lượng lớn protein và vitamin E giúp bộ lông óng mượt hơn.
- Canxi: Có nhiều nhất trong các loại xương như: Xương ống bò, xương cổ gà, cổ vịt, xương cá,… Với cún nhỏ thì bạn nên nghiền xương thành bột rồi cho ăn. Bổ sung thêm canxi cho cún bằng các loại sữa uống hoặc thực phẩm chức năng dành cho chó.
- Chất xơ và các loại vitamin: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả: Cà rốt, bí đỏ, rau cải, rau mầm, xà lách, củ dền. Bạn có thể cho Golden ăn thêm một số loại hoa quả nhiều vitamin như: Táo, nho, hồng,…
- Khoáng chất: Kali, Natri, Kẽm, Magie thường có nhiều trong các loại hải sản tươi sống như: Tôm, cua, ngao, sò, ốc,… Các loại hải sản này ăn sống sẽ có nhiều chất hơn là nấu chín. Tuy nhiên, để an toàn cho Golden thì bạn vẫn nên nấu sơ qua thay vì cho cún ăn sống.
- Tinh bột: Hạn chế cho Golden ăn tinh bột quá nhiều. Bạn có thể thay tinh bột trong cơm bằng các loại ngũ cốc, gạo lứt, bột yến mạch, khoai tây,… thì sẽ tốt hơn.
- Chất béo: Để giảm lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày, người nuôi có thể thay thế dầu mỡ bằng các loại dầu oliu, dầu đậu nành sẽ đảm bảo cho sức khoẻ hơn. Ngoài ra, không cho Golden ăn các loại mỡ bò, mỡ gà, mỡ lợn,… vừa không tốt cho tiêu hóa lại rất dễ dẫn đến thừa cân béo phì.
Một số loại thực phẩm không nên cho Golden ăn

Không nên cho Golden ăn xúc xích
Hầu hết các thực phẩm tốt cho người đều sẽ tốt cho cảnh khuyển. Một số loại thực phẩm bạn bắt buộc phải loại bỏ trong bữa ăn hàng ngày của Golden bao gồm:
- Bánh, kẹo, socola (đồ ngọt) có thể làm tăng lượng đường trong máu và gây ngộ độc.
- Lòng trắng trứng chín gây đầy bụng, khó tiêu hoá thức ăn, gây thiếu hụt lượng vitamin B trong cơ thể. Lòng trắng trứng sống thì không sao cả.
- Các loại thức ăn nhanh như: Xúc xích, lạp xưởng, đồ đóng hộp,… chứa nhiều chất tạo màu, gây hại cho sức khoẻ của Golden.
- Các loại chất kích thích như: Rượu, bia, cà phê ảnh hưởng xấu tới thần kinh của cún.
- Đồ ăn cay nóng, mặn ngọt khiến tình trạng rụng lông ở Golden trầm trọng hơn.
- Hành tây và tỏi gây nên tình trạng nôn mửa.

Những thực phẩm tuyệt đối không được cho chó Golden Retriever ăn
Siêu Pet cũng gửi tới bạn một số lưu ý:
- Với Golden dưới 6 tháng tuổi, việc ăn đồ tươi sống là không được phép.
- Chủ nuôi cũng cần hiểu rõ và cân nhắc thật kỹ khi quyết định sử dụng thực phẩm sống hay chín. Vì một số loại khi nấu chín sẽ bị mất hơn 30% chất dinh dưỡng như: Thịt bò, xương ống, trứng, cà rốt,… Nhưng một số loại thực phẩm lại bắt buộc phải nấu chín nếu không sẽ rất nguy hiểm như: Đồ tanh sống, nội tạng, da bì, các loại rau xanh,…
Bạn có thể xem thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho Golden qua bài viết: "Chó Golden nên ăn gì? Cách chăm sóc chó Golden hợp lý và an toàn"
Có nên cho Golden dùng thức ăn sẵn?
Ở một số quốc gia phương Tây, khi nuôi dưỡng Golden, họ chỉ cho chúng ăn các loại thức ăn hạt bán sẵn trên thị trường. Rất ít khi cho ăn đồ tươi sống như Việt Nam. Nguyên nhân được đưa ra là vì:

Đồ ăn sẵn cho cún có nhiều công dụng
- Thức ăn khô sẽ hạn chế được các loại bệnh đường ruột mà thức ăn tươi hay gặp phải như: Giun, sán, xoắn dạ dày,…
- Thức ăn khô còn giúp phân của cún ổn định, ít khi bị đi ngoài, đỡ mất vệ sinh.
- Trong thành phần thức ăn khô đã tính toán kỹ hàm lượng chất dinh dưỡng cho Golden theo từng độ tuổi. Bạn không cần quá quan tâm đến khẩu phần ăn của chúng trong mỗi bữa.
- Thức ăn khô tiết kiệm thời gian chế biến, giá thành vừa phải, phù hợp với người bận rộn.
Tuy nhiên, thức ăn khô cũng có một khuyết điểm là nếu cho Golden ăn trong thời gian dài thì dễ bị táo bón. Người phương Tây họ thường trộn lẫn thức ăn khô với các loại hoa quả và rau củ để hạn chế tình trạng này. Nếu muốn cho cún cưng dùng loại thực phẩm này, Siêu Pet khuyên bạn nên chọn loại thức ăn khô phù hợp tại địa chỉ uy tín.
Mua thức ăn khô dinh dưỡng cho cún: Thức ăn thú cưng
Chế độ vận động hợp lý cho Golden
Golden là giống cảnh khuyển ưa vận động, đòi hỏi được ra ngoài chơi đùa, chạy nhảy, tập luyện ít nhất 60 phút mỗi ngày. Các bài tập cho Golden cũng không cần thiên quá nhiều về thể lực, chỉ cần 1 số bài đơn giản như: chạy bộ, bắt bóng, bơi lội, nhảy cao,… để gia tăng sức khoẻ là được.

Nên cho chó Golden ra ngoài vận động mỗi ngày
Golden không phải giống cảnh khuyển phá phách nhưng nếu bị nhốt trong nhà quá lâu, chúng có thể trở nên nhút nhát, rụt rè, lâu dần dẫn đến sợ người. Chủ nuôi lưu ý dẫn Golden ra ngoài thường xuyên hơn, nhất là khi nuôi chúng tại những nơi chật hẹp như căn hộ hay chung cư.
Vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc lông cho Golden
Bộ lông óng mượt giúp tăng lên vẻ đẹp của Golden. Việc chăm sóc cho cún thật sạch sẽ là việc làm cần thiết với mỗi chủ nuôi. Cách đơn giản nhất là tắm cho cún thường xuyên bằng những loại sữa tắm mượt lông chuyên dụng. Khi tắm, bạn chú ý làm sạch những nơi ngóc ngách trên cơ thể như: Lỗ tai, kẽ ngón chân, nách chân, lỗ mũi. Đây là những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhưng lại ít được để ý nhất.
Sau khi tắm xong, bạn cần nhanh chóng lau khô bộ lông dày của Golden. Giữ cho bộ lông khô ráo, tránh để lông ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Theo Siêu Pet, bạn không nên tắm quá nhiều cho Golden chỉ cần khoảng 2-3 lần một tuần là được. Khi thời tiết lạnh thì bạn nên giảm số lần xuống. Thay vào đó vệ sinh cơ thể bằng cách thấm khăn qua nước ấm và lau sạch người. Bạn có thể dùng thêm phấn rôm để lông của Golden không bị bết dính.

Vệ sinh lông sạch sẽ cho Golden
Thường xuyên kiểm tra, làm vệ sinh sạch sẽ mắt, tai. Bạn cũng có thể vệ sinh răng cho cún bằng cách đánh răng 2 tuần / lần để loại bỏ cao răng, phòng tránh các bệnh liên quan đến nướu, lợi. Cho cún gặm xương giả từ nhỏ cũng giúp răng sạch sẽ và chắc khoẻ hơn.
Golden sở hữu bộ lông dài nên không tránh khỏi tình trạng bị rụng lông, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên dùng lược chuyên dụng chải lông cho Golden thường xuyên nhằm loại bỏ các sợi lông chết và kích thích mọc lông mới.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: “Hướng dẫn chăm sóc lông cho chó Golden Retriever hiệu quả tại nhà”.
Sức khoẻ của chó Golden
Khi đi mua cún, bạn nên chọn những bé Golden trên 2 tháng tuổi có sức khoẻ ổn định, không mắc bệnh di truyền, có giấy chứng nhận đầy đủ. Ngoài ra, thời gian đầu khi đón Golden về nuôi, bạn cũng cần cho bé đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khoẻ. Đồng thời, tiêm vaccine đầy đủ, tẩy giun sán định kỳ nhằm phòng tránh một số bệnh như: Care, parvo, dại,…

Golden là giống cảnh khuyển khỏe mạnh và dễ nuôi
Golden Retriever sống khá khoẻ mạnh trong suốt cuộc đời của mình. Tuy nhiên, cũng có một số bé dễ mắc phải những căn bệnh như: Ghẻ ngoài da, viêm phổi, tiêu chảy cấp,… Dù các bệnh này không quá nguy hiểm nhưng chủ nuôi nên nắm rõ để biết cách phòng tránh cho hiệu quả.
Bạn đã nắm rõ được cách nuôi một chú cún Golden sao cho khỏe mạnh và đang muốn đón một chú về nhà nhưng không biết mua ở đâu, giá cả ra sao. Hãy tham khảo qua bài viết: "Mua Bán Chó Golden Retriever Uy Tín Và Chất Lượng"
Lời kết
Nuôi Golden không hề khó vì chúng vốn dĩ là giống cảnh khuyển khoẻ mạnh lại không kén ăn. Bạn chỉ cần lưu ý một số thông tin ở trên để quá trình nuôi dưỡng diễn ra thuận lợi, cún được khỏe mạnh. Hy vọng bài viết này thật sự hữu ích cho những ai đang nuôi Golden, nhất là đối với những người chưa có kinh nghiệm.
Đừng quên để lại comment nếu muốn mua cảnh khuyển tại Sieupet.com hay còn bất kỳ câu hỏi gì. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp bạn nhanh nhất có thể.
Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.
x Khách hàng đã mua
- ChịTrâm ở Phan Thiết đã mua một bé Golden retriever cái về để làm cảnh
- Anh Hưng ở Tiền Giang đã mua một cặp Golden retriever để về nhân giống
Golden Retriever
- Nguồn gốc: Scotland
- Phân loại: Chó săn chim
- Kiểu lông: Lông dài
- Màu lông: Vàng nhạt, Vàng kim, Vàng Đậm, Trắng
- Đặc điểm ngoại hình: Tai to, lông dài
- Cân nặng: 25-34kg
- Tuổi thọ: 10-12 năm
- Tuổi sinh sản: 1-8 tuổi
- Số lượng sinh: 6-8 con/lứa
Bảng giá tham khảo
(Bảng giá tham khảo, giá cụ thể từng bé sẽ phụ thuộc vào: Xuất xứ chó bố mẹ, giấy tờ đi kèm, mức độ xuất sắc...)
x Khách hàng đã mua
- ChịTrâm ở Phan Thiết đã mua một bé Golden retriever cái về để làm cảnh
- Anh Hưng ở Tiền Giang đã mua một cặp Golden retriever để về nhân giống
Bình luận